Nguồn gốc Bách_Việt

Bình gốm có vân khắc hình con quỳ

Vào thời nhà Chu, người Trung Quốc (Hoa Hạ, sau này gọi là người Hán) chỉ chung các dân tộc sống ở đất đai phía nam sông Trường Giang bằng một cái tên chung quy là "Việt". Bắt đầu từ thời nhà Hán thì gom chung lại, sử sách thường nói đến cái tên Bách Việt nhằm làm cụ thể hóa và nhấn mạnh tới cái tên gọi Việt khi lãnh thổ của họ kéo dài tới khu vực Bắc Việt Nam hiện nay; với nghĩa "một trăm bộ lạc Việt". Sách Hán thư (漢書) đã viết rằng là: "Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ (đồng bằng sông Hồng) tới Cối Kê (thuộc vùng Bắc Chiết Giang), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình." Cổ sử Trung Quốc gọi tên là Việt vì Việt là tên một loại vũ khí độc đáo giống như rìu của các bộ tộc phía nam sông Trường Giang, đồng thời cũng có nghĩa là "vượt qua" (vượt sông Trường Giang xuống lưu vực phía Nam), chỉ phạm vi mà văn hóa Trung Hoa thời đó chưa vươn tới (Thực tế thì họ đã gọi người phía Nam bằng chữ Việt từ thời nhà Thương - có lẽ là từ cuối thời nhà Thương (Ân Thương) nhưng tại đây thì ta tính từ Việt có từ thời nhà Chu vì thời Chu thì văn minh Trung Hoa mới đạt tới Bắc sông Trường Giang-còn gọi là sông Dương Tử, con sông này là biên giới phân biệt 2 dân tộc.

Nhà sử học người Trung Quốc La Hương Lâm (羅香林) đã cho rằng các dân tộc cổ này nguyên thủy có cùng tổ tiên với người Hán ở vùng đất phương Bắc.Tuy nhiên, các di chỉ khảo cổ có niên đại thuộc thời đại Đồ Đá Mới (Neolithic) tại Quảng Tây và ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các ngôi mộ chum được tìm thấy nhiều ở Việt Nam và một số ở Quảng Tây, đã phản bác lại và cho thấy người bản địa có nguồn gốc ở phía Nam và có quan hệ gần gũi với các nền văn hóa Hòa Bình (9000-5600 TCN) và Bắc Sơn (8300-5900 TCN) ở Việt Nam [4].

Các nhà ngôn ngữ dân tộc học cho rằng phát âm của từ 越 (Việt, Yue, Yueh) có thể có liên quan đến một loại sợi cây gai dầu (hemp) được làm tại nơi mà nay là Chiết Giang. Chính chữ Việt (越) có liên quan đến chữ "việt" (鉞 - cái rìu lớn, một thứ binh khí thời xưa), thường được coi là biểu tượng của hoàng gia hoặc quyền lực hoàng đế-vua. Nhiều rìu đá đã được tìm thấy tại vùng Hàng Châu, và còn có bằng chứng rằng loại rìu đó là một phát minh của vùng đất phía Nam.

Các sách cổ nói đến nhiều nhóm người Việt, trong đó có Câu Ngô (句吳), Ư Việt (於越), Dương Việt (zh) (揚越), Cán Việt (zh) (干越), Sơn Việt (山越), Dạ Lang (夜郎), Điền Việt (滇越 / 盔越), Lạc Việt (雒越, tổ tiên trực tiếp của người ViệtViệt Nam ngày nay, ... và Âu Việt (甌越, hay còn gọi là Tây Âu - 西甌). Đa số những cái tên này tồn tại được đến các thời đế chế sơ khai ở Trung Quốc và có thể được giải thích gần đúng là các nhóm văn hóa.

Theo huyền sử hư cấu Việt Nam, một trăm người con của Lạc Long QuânÂu Cơ là tổ tiên của các dân tộc Bách Việt. Lãnh thổ nước Văn Lang(hay Lĩnh Nam) của các vua Hùng, theo huyền sử cũng trùng với vùng đất Bách Việt.[5] Các bằng chứng về ngôn ngữ học cho thấy Vietic Nguyên thủy (Proto-Vietic), ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Việt, Mường, Chứt, Thavưng (Thaveung), Cuối..., có nguồn gốc từ các tỉnh KhammouaneBolikhamxay thuộc Lào với một số phân bố qua sườn bên kia của dãy Sai Phou Louang (Annamite) (tức dãy Trường Sơn), phía bắc đến Nghệ An và phía đông đến Quảng Bình, nghĩa là xa về phía nam của đồng bằng sông Hồng.[note 1][note 2][note 3] Nghiên cứu gần đây cho rằng tổ tiên người Việt thì từ xứ sở khu vực Đông Nam Á hiện đại di cư dần lên lãnh thổ phía Bắc và rồi định cư.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bách_Việt http://ejournal.anu.edu.au/index.php/bippa/article... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/438411 http://www.explore-qatar.com/archives/all_qatar_to... http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/NguonG... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/Zhuan... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/vanminhc... http://www.dunglac.net/kimdinh/Dichkinh-0-ml.htm http://www.dunglac.net/kimdinh/Gocre-14-lacthu.htm http://sealang.net/sala/archives/pdf8/chamberlain1...